A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bánh gai Đại Đồng – Đặc sản mang hương vị quê lúa Thái Bình

Thôn Đại Đồng, xã Tân Hoà, huyện Vũ Thư có nhiều món ăn dân giã độc đáo trong đó có bánh gai đã trở thành đặc sản quê hương. 

Ảnh nguồn internet

Trên mảnh đất Thái Bình, làng Đại Đồng được coi là quê hương của bánh gai. Bánh gai nơi đây đã có trên dưới 400 năm. Trước kia, chưa hẳn bánh gai Đại Đồng đặc sản Thái Bình đã là một loại hàng hóa như bây giờ, người dân miền quê này làm bánh chỉ vào dịp Tết. Trước hết là thờ cúng tổ tiên, sau mới thưởng thức trong ngày xuân hoặc dùng làm quà thăm thú bạn bè nơi xa.Chất liệu tạo thành bánh gai chẳng có gì cao xa, khó kiếm, toàn sản phẩm đồng quê đâu đâu cũng sẵn như lá cây gai, gạo nếp, vừng, lạc, đậu xanh, bí đao, cùi dừa, đường, thịt lợn…

Nguyên liệu làm bánh gai Đại Đồng

Nguyên liệu để làm một chiếc bánh gai là những sản phẩm đồng quê rất sẵn có như lá cây gai, gao nếp, vừng, lạc, đỗ xanh, mứt bí đao, cùi dừa, đường kính, mỡ thịt lợn, hạt sen, dầu chuối…Nhưng quy trình sản xuất bánh khá phức tạp, đòi hỏi sự kiên trì, tỷ mỉ và có kinh nghiệm của người làm bánh.

Cách làm bánh gai Đại Đồng

Công đoạn trước tiên là làm cùi bánh. Lá gai tươi tuốt lấy phần thịt, bỏ gân và cuống, phơi nắng thật khô, giòn. Trước khi đem nghiền thành bột phải ngâm lá trong nước, ngâm càng lâu sau này bánh càng mềm. Tuy nhiên, lá không ngâm quá một ngày. Lá ngâm được vớt ra, thái nhỏ cho vào nồi luộc, thường là 12 giờ đồng hồ thì đổ lá rửa lại lần nữa, cho lên giàn ép kiệt nước sau đó cho vào máy xay thành bột đen nhuyễn.

Gạo nếp đem vo sạch rồi ngâm vài tiếng cho mềm mới đổ ra, để ráo nước rồi đem xay thành bột mịn. Đường dùng làm bánh phải là đường trắng, nếu là đường phên phải đập nhỏ. Bột lá gai, bột gạo nếp cùng với đường được nhào với nhau bảo đảm cho vỏ bánh mịn màng có màu óng như thạch. Trước kia công đoạn trộn bột làm thủ công nhưng nay đã thay bằng máy móc nên vỏ bánh dẻo ngon và năng xuất hơn.

Tiếp theo là làm nhân bánh. Đậu xanh vỡ hạt đem ngâm nước, đãi sạch vỏ, đồ cho chín rồi giã nhuyễn. Mỡ lợn dày khổ, mứt bí đao thái nhỏ như hạt lựu. Tất cả các thứ trên đem trộn đều với đường, lạc và hạt sen thành những nắm to nhỏ tuỳ theo cỡ bánh định làm.

Sau khi nặn bánh người ta lăn bánh vào mỡ nước một lượt rồi rắc vừng lên trên cùi bánh để bánh được bóng, bóc lá không bị sát và có độ ngậy khi ăn. Trước khi được gói bằng lá chuối khô, bánh lăn vào mỡ nước một lượt, rắc hạt vừng lên cùi để bánh được bóng, khi bóc lá không sát và bánh có độ ngậy. Khâu xôi bánh cũng không được coi thường. Bánh vào chõ phải xếp theo cặp, bụng áp vào nhau, hướng khe lá xuống đáy chõ để hơi nóng vào thấu. Từ lúc nước nồi đáy sôi đến khi bánh chín, đúng hai giờ đồng hồ.

Để bánh gai Đại Đồng không còn độ dai cũng từ đó cho lửa cháy đều, nhỏ ngọn thì bánh sẽ rền. Lửa cháy to, nước sấp, bánh sẽ nhão, ăn hạt, mất ngon. Bánh gai Đại Đồng hương thơm quyến rũ, béo, ngậy, đặc biệt vị ngọt vừa thanh vừa đậm của bánh khó có thể quên

Cũng giống như bánh cáy làng Nguyễn, bánh gai Đại Đồng được làm từ những nguyên liệu đồng quê Thái Bình nhưng lại có hương thơm quyến rũ, vị béo, ngậy, đặc biệt vị ngọt vừa thanh vừa đậm khi ăn của bánh khó có thể quên đối với những ai từng một lần thưởng thức.​/.


Tác giả: Nguyễn Thị Bưởi
Tổng số điểm của bài viết là: 14 trong 5 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thăm dò ý kiến
Theo bạn thông tin nội dung của website thế nào?
Thống kê truy cập
Hôm nay : 555
Hôm qua : 4.833
Tháng 10 : 28.503
Năm 2024 : 4.035.289