A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tăng cường thực hiện các giải pháp cải thiện, nâng cao Bộ Chỉ số DDCI của tỉnh

UBND tỉnh Thái Bình ban hành văn bản số 4678/UBND-CTXDGT ngày 28/12/2023 V/v tăng cường thực hiện các giải pháp cải thiện, nâng cao Bộ Chỉ số DDCI của tỉnh.

 

Năm 2023 là năm thứ hai liên tiếp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện công bố kết quả khảo sát, đánh giá Bộ Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành, huyện, thành phố (Bộ Chỉ số DDCI). Việc triển khai thực hiện Bộ Chỉ số DDCI trong thời gian qua đã góp phần đánh giá một cách toàn diện, khách quan và chính xác công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; phản ánh rõ những ưu, nhược điểm trong thực thi công vụ, trách nhiệm, nhận thức của các địa phương, đơn vị trong công tác cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.

Để nâng cao Bộ Chỉ số DDCI của tỉnh với mục tiêu tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thông thoáng cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) trong các năm tiếp theo; trên cơ sở đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số 2751/SKHĐT-VP ngày 27/11/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo như sau:

1. Các sở, ban, ngành, của tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện/thành phố (sau đây gọi chung là các đơn vị, địa phương) nghiêm túc tổ chức quán triệt, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp để tiếp tục cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính, tạo điều kiện cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, giải quyết thủ tục đầu tư một cách nhanh chóng, kịp thời đúng quy định, góp phần thu hút đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh được thể hiện bằng các giải pháp để nâng cao điểm số các chỉ số thành phần, đặc biệt là các chỉ số có điểm số bị sụt giảm sâu, điểm số thấp, cụ thể:

1.1. Đối với chỉ số thành phần “Khả năng tiếp cận đất đai và mặt bằng kinh doanh”:

Yêu cầu Ủy ban nhân dân các huyện/thành phố thực hiện công bố đầy đủ, kịp thời quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các chính sách, quy định mới của pháp luật có liên quan về đất đai trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị. Thường xuyên rà soát, điều chỉnh, sửa đổi hoặc kiến nghị sửa đổi những quy định liên quan đến lĩnh vực đất đai; tăng cường đối thoại và kịp thời giải quyết những kiến nghị, phản ánh của doanh nghiệp, người dân liên quan đến lĩnh vực đất đai; các quy định, chính sách liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng tạo sự đồng thuận của người dân trong quá trình triển khai thực hiện các dự án. Tăng cường tính chủ động trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; tích cực, chủ động trong giải quyết các vướng mắc về đất đai tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư sớm có mặt bằng để thực hiện dự án, đầu tư sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

1.2. Đối với chỉ số thành phần “Chi phí không chính thức”:

Yêu cầu các đơn vị, địa phương tiếp tục nâng cao tinh thần, trách nhiệm, đạo đức trong thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức trong việc hướng dẫn, xử lý hồ sơ cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra công vụ để đánh giá tinh thần, thái độ phục vụ của công chức được giao nhiệm vụ; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm (nếu phát hiện); xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát các bộ phận liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính; xử lý, giải quyết kịp thời các khiếu nại tố cáo; làm tốt công tác khảo sát mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước; minh bạch, công khai các thông tin trong hoạt động đấu thầu, đấu giá tài sản công...; xây dựng các kênh thu thập thông tin để tiếp nhận, nắm bắt ý kiến phản ánh của doanh nghiệp về phát sinh chi phí không chính thức tại cơ quan, đơn vị.

1.3. Đối với chỉ số thành phần “Hỗ trợ doanh nghiệp”:

Yêu cầu các đơn vị, địa phương thường xuyên theo dõi, cập nhật tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền; tăng cường đối thoại với doanh nghiệp để nắm bắt và giải quyết các vướng mắc, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng; khuyến khích chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp, thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; thực hiện hiệu quả các chính sách ưu đãi, hỗ trợ sản xuất kinh doanh, kết nối thị trường, tiêu thụ sản phẩm, đào tạo nguồn nhân lực, phổ biến, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến và triển khai có hiệu quả các hoạt động tư vấn giải quyết thủ tục hành chính, trợ giúp pháp lý cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp.

1.4. Đối với chỉ số thành phần “Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự”:

Yêu cầu các đơn vị, địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ pháp lý cho người dân, doanh nghiệp; nâng cao năng lực giải quyết tranh chấp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, giải quyết cơ bản các vụ án có liên quan đến doanh nghiệp; tập trung quyết liệt giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện đông người; tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng, chính quyền và huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong công tác bảo vệ an ninh, trật tự; tăng cường sự phối hợp của các cơ quan chức năng trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, đảm bảo trật tự, an toàn giao thông; phát huy sức mạnh của nhân dân trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, đấu tranh tố giác tội phạm, giữ gìn an ninh, trật tự; góp phần giữ vững ổn định chính trị, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội; chỉ đạo các lực lượng chuyên trách chủ động giải quyết kịp thời các vụ việc phức tạp nảy sinh ngay từ cơ sở, không để xảy ra phức tạp, đột xuất, bất ngờ, không để hình thành “điểm nóng”, giữ vững an ninh, trật tự địa phương.

1.5. Đối với các chỉ số thành phần “Tính năng động, sáng tạo của chính quyền”:

Yêu cầu các đơn vị, địa phương đề cao trách nhiệm người đứng đầu và trách nhiệm cá nhân của cán bộ, công chức trong xử lý công việc; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện tốt Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh; nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị và các chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tại Chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 08/8/2022 về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh. Tổ chức tuyên truyền, quán triệt thực hiện tốt Nghị định số 73/2023/NĐ-CP ngày 29/9/2023 của Chính phủ quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, tạo cơ sở pháp lý vững chắc, xây dựng môi trường thuận lợi để cán bộ, công chức, viên chức yên tâm trong thực hiện trách nhiệm công vụ, góp phần nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành và xử lý công việc.

1.6. Đối với các chỉ số thành phần “Tính minh bạch và tiếp cận thông tin” “Chi phí thời gian”,“Vai trò của người đứng đầu”:

Năm 2023, điểm số trung vị của các chỉ số thành phần trên tuy có giảm điểm nhưng đều đạt kết quả ở mức trung bình khá, điều đó cho thấy đang có sự “chững lại”, các nỗ lực cải cách nếu không được duy trì liên tục sẽ có khả năng tác động xấu đến cảm nhận, đánh giá của các nhà đầu tư, doanh nghiệp. Do đó, yêu cầu các địa phương, đơn vị căn cứ vào Báo cáo kết quả Bộ Chỉ số DDCI của tỉnh năm 2023 chủ động rà soát, có kế hoạch, giải pháp cụ thể để tiếp tục giữ vững và nâng cao điểm số các chỉ số thành phần trên.

2. Đối với các cơ quan, đơn vị không được tổ chức khảo sát, đánh giá Bộ Chỉ số DDCI của tỉnh năm 2023.

Trên cơ sở kết quả khảo sát, đánh giá Bộ Chỉ số DDCI của tỉnh năm 2023; yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị nêu trên tiếp tục chú trọng rà soát, sửa đổi ngay những “rào cản”, “điểm nghẽn”; nghiên cứu, sửa đổi những giải pháp để thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn trong quá trình xử lý công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, đơn vị; cam kết đảm bảo cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh liên quan đến ngành, lĩnh vực cơ quan, đơn vị mình; tổ chức quán triệt, triển khai các nội dung nêu trên đến tất cả cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị; đồng thời, cụ thể hóa thành các chương trình hành động để tập trung chỉ đạo. Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ xem xét, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.

3. Yêu cầu các sở, ban, ngành của tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện/thành phố:

 - Tiếp tục tăng cường tổ chức quán triệt, thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh theo Kết luận số 22-KL/TU ngày 08/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt tới từng cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc cải thiện và nâng cao điểm số, thứ hạng DDCI đối với việc thực hiện công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh với mục tiêu cuối cùng là hiệu lực, hiệu quả, sự hài lòng của cộng đồng doanh nghiệp và người dân.

- Nâng cao tinh thần, trách nhiệm, đạo đức công vụ của đội ngũ công chức, viên chức; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, xử lý nghiêm những hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực của công chức, viên chức trong thực thi công vụ, giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp; chuyển đổi triệt để và thực chất phong cách làm việc từ “quản lý” sang “phục vụ”, lấy doanh nghiệp và người dân là trung tâm; kiên quyết xử lý theo thẩm quyền các cán bộ có hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà cho doanh nghiệp.

- Tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ cải cách hành chính; cải tiến, đổi mới phương thức và lề lối làm việc theo hướng khoa học, hiệu quả và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin. Tiếp tục rà soát, cắt giảm tối đa thời gian giải quyết các thủ tục hành chính, đơn giản hóa các thủ tục hành chính; nhất là các thủ tục liên quan đến đầu tư, xây dựng, đất đai, môi trường... Nghiên cứu xây dựng quy trình, sơ đồ hóa về trình tự, thủ tục đầu tư trên địa bàn tỉnh; nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các sở, ban, ngành, địa phương trong việc giải quyết thủ tục đầu tư theo đúng Quy chế phối hợp được ban hành kèm theo Quyết định số 2326/QĐ-UBND ngày 23/10/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh; chủ động tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho nhà đầu tư, doanh nghiệp khi thực hiện đầu tư kinh doanh, thực hiện thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh đảm bảo hiệu quả, kịp thời. 


Tập tin đính kèm
Tác giả: BBT
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thăm dò ý kiến
Theo bạn thông tin nội dung của website thế nào?
Thống kê truy cập
Hôm nay : 4.662
Hôm qua : 20.781
Tháng 09 : 371.561
Năm 2024 : 3.868.819